HomeBlogAI trong MarketingKhoảng cách số người làm marketing phải đối mặt

Khoảng cách số người làm marketing phải đối mặt

Khoảng cách số người làm marketing phải đối mặt

Khoảng cách số người làm marketing phải đối mặt

Biến công nghệ trở nên cá nhân, mang tính xã hội và mang tính trải nghiệm 

Trong ấn phẩm tháng 4 năm 2000, Wired đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “Tại sao tương không cần chúng ta” (Why the Future Doesn’t Need Us) của Bill Joy, người đồng sáng lập Sun Microsystems. Bài báo đã giả định một kịch bản tiêu cực, theo đó máy móc với trí thông minh vượt trội sẽ thay thế loài người, gọi là kỷ nguyên Singularity. Vào năm cuối cùng của thế kỷ 20 đó, Wired cũng phát hành một số bài báo đăng trang bìa phân tích về sự kết hợp giữa robot và trí tuệ nhân tạo (AI) và dự đoán những công nghệ tiên tiến này sẽ tác động như thế nào đến tương lai của nhân loại. 

Sau hai thập kỷ, kịch bản được dự đoán trên vẫn chưa thành hiện thực. Kỳ nguyên Singularity vẫn là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Elon Musk của Tesla và Jack Ma của Alibaba từng đã có một cuộc tranh luận nổi tiếng về chủ đề “con người và máy móc” tại sân khấu Hội nghị Thế giới về AI vào năm 2019. Elon Musk nhắc lại mối quan ngại của Bill Joy rằng AI có thể kết thúc nền văn minh của loài người trong khi Jack Ma khẳng định rằng con người sẽ luôn vượt trội xa so với máy móc vì nhờ vào năng lực cảm xúc. 

Các doanh nhân đã cảnh giác với mối đe dọa của AI, từ vấn đề gây ra tình trạng mất việc làm cho đến sự diệt vong của loài người. Tuy vậy, nhiều người cũng đặt ra nghi vấn liệu nguy cơ này có bị đánh giá quá cao không. Từ lâu, chúng ta đã tưởng tượng về tương lai của tự động hóa dựa trên AI, ví dụ như nhà thông minh, xe hai tự lái và máy in 3D tự sản xuất. Tuy vậy, sự tự động hóa này vẫn chỉ mới định hình dưới dạng các nguyên mẫu hạn chế và chưa thể trở nên phổ biến. 

Tự động hóa thực sự sẽ tiếp tục thay thế con người ở một số loại hình công việc . Viện Brookings dự đoán rằng tự động hóa có thể đe dọa thay thế 25 % việc làm tại Mỹ, đặc biệt là những công việc lập đi lập lại. Nhưng AI thì vẫn còn một chặng đường dài để có thể bắt kịp và thay thế hoàn toàn trí thông minh của loài người. Ngay cả những người ủng hộ Singularity cũng tin rằng phải mất thêm vài thập kỷ nữa kỷ nguyên này mới xảy ra. Ray Kurzweil của Google và Masayoshi Son của Softbank dự đoán rằng Kỷ nguyên Singularity chỉ có thể xảy đến vào khoảng năm 2015-2050.

Khoảng cách số vẫn tồn tại 

Vào năm 2020, có gần 5 tỷ người dùng Internet trên toàn thế giới. Theo ước tính của We Are Social, con số này tiếp tục tăng với tốc độ 1 triệu người dùng mới mỗi ngày. Vì vậy, sẽ mất thêm một thập kỷ nữa để Internet đạt được mức thâm nhập 90%. Đến 2030, sẽ có hơn 8 tỷ người dùng Internet trên toàn cầu, chiếm hơn 90 % dân số thế giới. 

Rào cản cơ bản của sự kết nối không còn là sự sẵn có và khả năng tiếp cận của Internet. Gần như toàn bộ dân số toàn cầu đã sống trong vùng phủ sóng của mạng di động. Hãy lấy ví dụ như Indonesia. Theo Johnny Plate, Bộ trưởng Công nghệ thông tin và Truyền thông Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư thế giới này đã xây dựng gần 348.000 km cáp quang trên đất liền cũng như dưới biển để cung cấp Internet tốc độ cao cho người dân sống trên hơn 17.000 hòn đảo. 

Thay vào đó, rào cản chính nằm ở khả năng kinh tế và tính đơn giản của các trường hợp sử dụng. Và vì việc sử dụng Internet vẫn chưa được phân bố đồng đều, người dùng mới chủ yếu đến từ các thị trường mới nổi. Các thị trường này thường ưu tiên hoặc chi sử dụng Internet trên các thiết bị di động. Thiết bị di động vừa túi tiền, hệ điều hành nhẹ, gói dữ liệu quan trọng để chúng ta có được phân khúc “tỷ người giá rẻ và điểm truy cập wifi miễn phí sẽ là động lực dùng tiếp theo”.

Bên cạnh việc kết nối mọi người, Internet còn kết nối các thiết bị và máy móc – còn được gọi là Internet kết nối vạn vật (IoT). Công nghệ này có thể được áp dụng cho các mục đích giám sát như đo lường thông minh và bảo vệ tài sản trong bối cảnh hộ gia đình hoặc công nghiệp. Với IoT, các thiết bị và máy móc có thể giao tiếp với nhau nên mọi thứ có thể được quản lý từ xa và tự động mà không cần tới sự vận hành của con người. Vì vậy, IoT sẽ là xương sống của tự động hóa trong khi AI trở thành bộ não điều khiển các thiết bị và máy móc. 

Mặc dù các doanh nghiệp công nghệ đã dự báo sẽ có hàng trăm tỷ thiết bị IoT được kết nối vào năm 2030 nhưng việc hiện thực hóa đang diễn ra khá chậm. Gartner ước tính chỉ có gần 6 tỷ thiết bị IoT được lắp đặt vào năm 2020, chủ yếu ở dạng đồng hồ đo điện thông minh và hệ thống giám sát an ninh của các tòa nhà. Động lực chính để tăng con số này là mạng 5G – công nghệ di động thế hệ thứ năm. 5G nhanh hơn tới 100 lần và hỗ trợ nhiều thiết bị hơn 10 lần so với công nghệ 4G hiện nay, điều này sẽ giúp cho IoT hiệu quả hơn nhiều.

Khả năng kết nối gần như đại chúng giữa con người với con người và máy móc với máy móc là cơ sở hạ tầng cơ bản cho một nền kinh tế số hoàn chỉnh. Nó cho phép tự động hóa và sản xuất từ xa, làm cho chuỗi cung ứng truyền thống trở nên lỗi thời. Nó cho phép tương tác, giao dịch và hoàn tất đơn hàng giữa người bán và người mua trở nên xuyên suốt. Trong bối cảnh nơi làm việc, nó tạo ra sự phối hợp tốt hơn cho nhân viên và làm cho các quy trình kinh doanh hiệu quả hơn, kết quả là nâng cao năng suất lao động của mọi người. 

Tuy vậy, một cơ sở hạ tầng số hoàn chỉnh không đảm bảo cho một xã hội số hoàn chỉnh. Các công nghệ kỹ thuật số vẫn đang chủ yếu được sử dụng cho mục đích giao tiếp và tiêu thụ nội dung cơ bản. Các ứng dụng tiên tiến hơn vẫn còn khan hiếm, ngay cả trong khu vực tư nhân. Để thu hẹp khoảng cách số, cả doanh nghiệp và khách hàng của mình phải tăng cường áp dụng công nghệ.

Mặc dù cũng có quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng số, tỷ lệ ứng dụng lại khác nhau giữa các ngành. Một số ngành sớm áp dụng công nghệ số, bao gồm: công nghệ cao, truyền thông và giải trí, viễn thông và dịch vụ tài chính. Mặt khác, các lĩnh vực khác như xây dựng, khai thác mỏ, y tế và chính phủ đang chuyển đói chậm hơn.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng thực hiện chuyển đổi số khác nhau. Những doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường thường ngần ngại thay thế tài sản vật chất bằng tài sản số. Nhưng thường một đối thủ mới nổi – phát triển đột phá nhờ vào công nghệ với việc vận hành ít tài sản hơn – sẽ lại ép họ xắn tay áo vào làm. Một động lực khác là nhu cầu cắt giảm lực lượng lao động và các chi phí khác trong bối cảnh lợi nhuận đi xuống. Trong các ngành có tỷ lệ lợi nhuận ngày càng giảm, áp lực số hóa trở nên cấp thiết. Tuy vậy, động lực chính xác của số hóa đến từ sức ép của khách hàng. Khi khách hàng yêu cầu các kênh kỹ thuật số để liên lạc và giao dịch, doanh nghiệp buộc phải thực hiện theo. Khi khách hàng đánh giá cao trải nghiệm kỹ thuật số, việc đầu tư vào công nghệ của doanh nghiệp sẽ gặt hái kết quả. Bằng cách đó, khoảng cách số có thể được loại bỏ. Một thị trường phát triển theo hướng kỹ thuật số hơn sẽ dẫn đến các hoạt động tiếp thị tốt hơn và cho phép doanh nghiệp áp dụng Tiếp thị 5.0. 

Nguy cơ và hứa hẹn của số hóa

Trước đây, khoảng cách số đề cập đến là khoảng cách giữa những người có khả năng và không có khả năng tiếp cận công nghệ số. Tuy nhiên, khoảng cách số thực sự hiện nay là giữa những người ủng hộ và những người phản đối công cuộc số hóa. Có một sự phân hóa về quan điểm liệu một thế giới số hoàn chỉnh sẽ đem lại nhiều cơ hội hay nhiều mối đe dọa hơn (xem Bảng 4.1) Khoảng cách số vẫn sẽ tiếp tục tồn tại trừ khi chúng ta quản lý các rủi ro và khám phá hết các khả năng. 

# 1 Tự động hóa và mất việc làm: Khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ tự động hóa như robot và AI trong các quy trình vận hành, nhiều việc làm sẽ mất đi. Tự động hóa nhằm mục đích tối ưu năng suất bằng cách sử dụng nguồn lực ít hơn và nâng cao sự ổn định. Nhưng không phải việc làm nào cũng gặp rủi ro. Các công đoạn lặp đi lặp lại vốn có giá trị thấp và dễ xảy ra sai sót của con người sẽ dễ bị thay thế bởi giải pháp tự động hóa quy trình bằng robot (robotic process automation RPA). Tuy vậy, các việc làm đòi hỏi cảm xúc và sáng tạo của con người thì khó có thể thay thế hơn.

Mối đe dọa này cũng không giống nhau trên toàn thế giới. Ở các nước phát triển, nơi chi phí lao động cao hơn, tác động của tự động hóa nhằm nâng cao năng suất sẽ đáng kể hơn. Mặt khác, ở các nước mới nổi, chi phí thực hiện tự động hóa để thay thế sức lao động của con người vẫn còn quá cao nên chưa thể triển khai. Những sự khác biệt này làm cho khoảng cách số khó có thể thu hẹp lại.

# 2 Niềm tin và nói sơ về cái không biết: Số hóa đang trở nên phức tạp hơn việc chỉ kết nối con người thông qua các thiết bị di động và phương tiện truyền thông xã hội. Nó đã len lỏi vào mọi khía cạnh cuộc sống của con người, từ thương mại, công nghệ di động đến giáo dục đến chăm sóc sức khỏe. Nền tảng của quá trình số hóa phức tạp này chính là công nghệ AI, nhằm mục đích không chỉ bắt chước mà còn vượt qua trí thông minh của con người. 

Các thuật toán và mô hình AI tiên tiến thường nằm ngoài khả năng hiểu biết của con người. Khi con người nhận thấy sự thiếu kiểm soát, nó tạo ra lo lắng và khiến họ phản ứng phòng vệ. Điều này đặc biệt đúng đối với các ứng dụng yêu cầu mức độ tin cậy cao như quản lý tài chính, xe tự hành và điều trị y tế. Các vấn đề về niềm tin sẽ là yếu tố kìm hãm việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số.

# 3 Lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật: AI vận hành nhờ dữ liệu và doanh nghiệp thu thập dữ liệu từ cơ sở dữ liệu khách hàng, lịch sử giao dịch, phương tiện truyền thông xã hội và các nguồn khác. Với dữ liệu, hệ thống AI tạo ra các mô hình hồ sơ khách hàng và thuật toán dự đoán, cho phép doanh nghiệp có thể hiểu sâu về hành vi trong quá khứ và tương lai của khách hàng. Một số khách hàng coi khả năng này là công cụ để được tùy biến và cá nhân hóa các sản phẩm và dịch vụ. Nhưng những người khác lại xem đó là sự xâm phạm quyền riêng tư vì lợi ích thương mại. 

Công nghệ số cũng là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Sẽ khó đối phó hơn với các hệ thống vũ khí tự hành như phương tiện bay chiến đấu không người lái. Khi mọi khía cạnh của cuộc sống con người đều được số hóa, các quốc gia dễ bị tấn công mạng. Một cuộc tấn công vào mạng lưới IoT có thể vô hiệu hóa toàn bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của một quốc gia. Các quốc gia và doanh nghiệp phải vượt qua những lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật, vốn vẫn là một rào cản đáng kể trong việc áp dụng công nghệ số. 

# 4 Bong bóng lọc và thời kỳ hậu sự thật: Cả công cụ tìm kiếm và phương tiện truyền thông xã hội đều đã vượt qua phương tiện truyền thông truyền thống để trở thành nguồn thông tin chính trong kỷ nguyên số. Chúng nắm quyền định hình nhận thức và xây dựng suy nghĩ của người dùng. Tuy nhiên, có một vấn đề cố hữu với những công cụ này chính là việc sử dụng các thuật toán để cung cấp thông tin phù hợp với quan điểm người dùng dựa trên hồ sơ của họ. Kết quả tìm kiếm và luồng thông tin trên phương tiện truyền thông xã hội được cá nhân hóa củng cố thêm những niềm tin đã có từ trước, tạo ra sự phân hóa và cực đoan về tư tưởng. 

Điều đáng lo ngại hơn là sự xuất hiện của một thế giới hậu sự thật, nơi khó có thể phân biệt được đâu là sự thật và đâu là dối trá. Thông tin giả ở khắp mọi nơi, từ những trò chơi khăm đơn giản cho đến công nghệ deepfake. Tận dụng sức mạnh của AI, việc tạo ra âm thanh và video giả mạo giống như thật sẽ trở nên dễ dàng hơn. Để thu hẹp khoảng cách số, chúng ta cần phải quản lý được những hệ quả không mong muốn này của công nghệ. 

# 5 Phong cách sống số và tác động phụ về hành vi: Các ứng dụng trên thiết bị di động, phương tiện truyền thông xã hội và trò chơi điện tử đem lại sự kích thích và tương tác, liên tục lỗi kéo mọi người dán mắt vào màn hình của họ trong nhiều giờ. Chứng nghiện này có thể ngăn cản nhiều người khỏi các hoạt động tương tác trực tiếp với người khác, hoạt động thể chất và thói quen ngủ điều độ, tất cả những điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của họ. Dần dần, thời gian sử dụng thiết bị di động quá nhiều cũng làm giảm khả năng chú ý và khó tập trung vào các công việc một cách hiệu quả. 

Công nghệ số cũng làm cho các hoạt động hàng ngày trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn, từ việc giao nhận hàng đến tận cửa đến việc đi lại có Google Maps chỉ đường. Điều này khiến cho con người trở nên phụ thuộc và tự mãn. Khi ra quyết định, chúng ta bỏ qua phán đoán của mình và dựa vào những gì thuật toán AI gợi ý. Chúng ta cho phép máy móc thực hiện công việc và ít can thiệp hơn, tạo ra cái được gọi là thiên vị tự động hóa. Vượt qua những tác động phụ về hành vi này sẽ là một thách thức đáng kể khi thực hiện phổ cập số hóa. 

Nguồn: Trích dẫn sách Marketing 5.0 – Công nghệ vị nhân sinh

Mình là Đình Trung, rất vui được chia sẻ cùng bạn. Bạn có thể kết nối với mình trên kênh Tiktok Đình Trung nhé

Bài viết mới

Các bước triển khai marketing automation tại doanh nghiệp

Các bước triển khai marketing automation tại doanh nghiệp Triển...

Hướng dẫn tối ưu sản phẩm Shopee lên top cao

Bí quyết tối ưu đánh giá và đánh giá...

Chế độ Healthy để Thấu hiểu khách hàng, để Marketing khỏe hơn

Chế độ Healthy để Thấu hiểu khách hàng, để...

Mẹo tìm sản phẩm hot, sản phẩm trend trên TikTok chuẩn nhất

Mẹo tìm sản phẩm hot, sản phẩm trend trên...

Bí kíp các cách chữa kênh flop trên TikTok

Bí kíp các cách chữa kênh flop trên TikTok Đi...